NẮM TRỌN CHƯƠNG TRÌNH TRADE MARKETING – TĂNG TỐC ĐƯỜNG ĐUA GIÀNH THỊ PHẦN
Chương trình Trade Marketing ngày càng đóng một vai trò quan trọng trên đường đua giành thị phần. Do đó, các doanh nghiệp rất quan tâm đầu tư công tác tiếp thị tại điểm bán cũng như quản lý Trade Marketing hiệu quả.
Thay đổi thị trường và sự đầu tư dành cho chương trình Trade Marketing
Những thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu học, công nghệ và sự xuất hiện nhiều đối thủ mới trên thị trường bán lẻ đã làm cho sự cạnh tranh thị phần ngày càng trở nên gay gắt.
Khi giờ đây, sự cạnh tranh giữa các nhãn hàng FMCG dẫn đến nhu cầu của người tiêu dùng cũng thay đổi thường xuyên, một phần nguyên do xuất phát từ việc khách hàng sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn mỗi khi mua hàng.
Do đó, để gia tăng khả năng chiếm giữ thị phần, doanh nghiệp FMCG sẽ thiết lập những chiến lược Trade Marketing trưng bày sản phẩm nhằm gia tăng khả năng doanh số và tỷ lệ đưa ra quyết định mua hàngcủa khách hàng. (Theo một thống kê hành vi người tiêu dùng, 70% khách hàng sẽ quyết định mua hàng tại điểm bán, 25% sẽ có khả năng thay đổi ý định mua hàng).
Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược Trade Marketing?
Tùy thuộc vào mục tiêu và dòng sản phẩm của doanh nghiệp, một số nhãn hàng sẽ đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông Marketing nhằm gia tăng độ nhận diệncho thương hiệu.
Một số doanh nghiệp bán lẻ khác sẽ ưu tiên xây dựng chiến lược Trade Marketing hơn bởi họ cần sản phẩm được nổi bật hơn so với những đối thủ bán cùng dòng sản phẩm trên kệ hàng.
Để giúp doanh nghiệp tạo sự thu hút, gây ấn tượng với khách hàng tại các điểm bán, các chiến lược Trade Marketing sẽ thông qua những chương trình trưng bày sản phẩm, POSM tại khu vực mua hàng (Point Of Purchase – POPs)* nhằm gia tăng độ nhận diện và kích thích nhu cầu mua sản phẩm với người tiêu dùng.
*POPs là khu vực mua hàng, nơi mà người tiêu dùng sẽ đưa ra quyết định mua hàng. Nhìn chung, mục tiêu tác động đến khu vực POPs là đáp ứng yếu tố thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được nhắc đến nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Tầm quan trọng của việc trưng bày hàng hóa trong chương trình Trade Marketing
Trong các chương trình Trade Marketing, vật phẩm trưng bày và POPs là một phần quan trọng giúp quảng bá sản phẩm, thu hút khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu, và doanh số bán hàng.
Vật phẩm trưng bày POSM là gì?
Vật phẩm trưng bày (POSM) là những sản phẩm có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp thu hút, lan tỏa độ nhận diện thương hiệu, truyền tải thông điệp và thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng cuối. Thường, các POSM sẽ được trưng bày tại các siêu thị, cửa hàng, quầy hàng,…
Vai trò “then chốt” trưng bày hàng hóa trong chương trình Trade Marketing
Tăng độ nhận diện về sản phẩm của doanh nghiệp
Trên các khu vực POPs, một sản phẩm được trưng bày khác biệt luôn sẽ nhận được sự chú ý đến từ khách hàng. Điển hình như một số sản phẩm làm từ gốm sẽ được trưng bày trên các giá acrylic nhằm tăng chiều cao và chiều sâu của sản phẩm.
Giới thiệu các chương trình khuyến mãi và ưu đãi
Không chỉ giúp thu hút khách hàng, POSM còn hỗ trợ doanh nghiệp hiển thị các chương trình ưu đãi, khuyến mãi bằng các bảng có màu sắc bắt mắt được đính trên sản phẩm, bảng điện tử hiển thị giá, banner sales,…
Tối đa hóa không gian mua hàng
Các sản phẩm được sắp xếp đẹp mắt, gọn gàng sẽ tạo ra không gian bán hàng thu hút và nhanh chóng gây chú ý người tiêu dùng.
Khó khăn trong việc kiểm tra trưng bày hàng hóa tại các điểm bán lẻ
Tùy thuộc vào mục tiêu, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm và chương trình Trade Marketing mà các doanh nghiệp có thể sẽ sử dụng nhiều dạng POSM. Tuy nhiên, việc quản lý trưng bày sản phẩm tại điểm bán có thể sẽ gặp khó khăn như:
Khó kiểm soát chất lượng và số lượng POSM:
Trong các giai đoạn cao điểm, chương trình Trade Marketing sẽ xuất hiện liên tục với tần suất dày đặc. Điều này dẫn đến việc các nhà bán lẻ hay trung gian phân phốigặp khó khăn trong khâu quản lý bởi nhiều hình thức POSM khác nhau.
POSM không đúng với mục tiêu doanh nghiệp:
Một số POSM đôi khi sẽ không phù hợp với diện tích của vị trí POPs, sẽ được di chuyển sang vị trí khác, hoặc các vị trí trưng bày được sắp xếp trên kệ hàng không đúng với mong muốn của doanh nghiệp, có thể các chủ cửa hàng sẽ trưng bày ở vị trí cao nhất của kệ hàng, hoặc ở góc dưới của tủ trưng bày.
Giải pháp cải thiện quá trình kiểm tra trưng bày hàng hóa
Nhằm hạn chế tình trạng chỉ lấp đầy các kệ hàng tại điểm bán, một số doanh nghiệp đã sử dụng giải pháp cải thiện quá trình giám sát thông qua việc thuê một đội ngũ Audittừ bên thứ 3.
Nhiệm vụ của một nhân viên giám sát trưng bày là:
Đảm bảo vị trí của sản phẩm tại khu vực POPs
Đảm bảo trưng bày hàng hóa được bắt mắt và có sức hút với người tiêu dùng
Đảm bảo hàng hóa đầy đủ nhãn mác, giá thành,…
Kiểm tra số lượng tình trạng hàng hóa và số lượng hàng tồn kho không được quá lớn
Thông báo cho quản lý cấp cao, nhân viên bán hàng của doanh nghiệp
Lập báo cáo hình ảnh, chuyển giao dữ liệu
Tuy nhiên, giải pháp kiểm soát trưng bày hàng hóa với các Audit bộc lộ rất nhiều điểm yếu trong khâu tổng hợp dữ liệu như: lọc hình ảnh, tra lại số liệu bằng sổ tay, nhập liệu excel,… Các quá trình chuyển giao dữ liệu từ bên thứ 3 sẽ có thể làm chậm cả quá trình điều chỉnh tại điểm bán.
Do đó, hầu hết các doanh nghiệp dần chuyển sang hướng áp dụng các phần mềm giải pháp quản lý chương trình Trade Marketing.
Giải pháp bonbon shop – quản lý chương trình Trade Marketing
Đồng hành cùng doanh nghiệp FMCG trong quá trình gia tăng hiệu quả cho các hoạt động Trade Marketing và lợi thế cạnh tranh trên thị trường, giải pháp bonbon shop hỗ trợ doanh nghiệp nắm trọn việc triển khai các hoạt động Trade Marketing thông qua việc:
Quản lý trưng bày sản phẩm với công nghệ AI
Thông qua tính năng chụp ảnh trưng bày AI của giải pháp bonbon shop, doanh nghiệp FMCG sẽ dễ dàng kiểm tra vị trí sản phẩm trong các khu vực POPs có đúng với mục tiêu chiến lược Trade Marketing hay không? Các sản phẩm có bị xếp chồng hay xen kẽ với đối thủ hay không?
Bên cạnh khả năng kiểm tra vị trí trưng bày, tính năng chụp ảnh AI của bonbon shop còn hỗ trợ doanh nghiệp kiểm tra số lượng sản phẩm trên kệ hàng là bao nhiêu? Và sản phẩm của đối thủ cùng khu vực có sự chênh lệch như thế nào?
Quản lý POSM tại các điểm POP/ POS theo từng chương trình Trade Marketing của doanh nghiệp
Trong giải pháp bonbon shop, tính năng quản lý Trade Marketing sẽ giúp doanh nghiệp quản lý các POSM tại những khu vực POP/POS, giúp đội ngũ nhân viên bán hàng, đội ngũ Trade Marketing nắm bắt đầy đủ thông tin triển khai của từng chương trình Trade Marketing.
Kiểm tra chặt chẽ thời gian diễn ra chương trình Trade Marketing
Khi áp dụng tính năng quản lý Trade Marketing, doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểm soát thời gian triển khai, thời gian kết thúc chương trình cũng như hạn chế tình trạng chồng chéo chương trình Trade Marketing.
Phân chia chương trình khuyến mãi theo ngân sách của doanh nghiệp
Trong tính năng quản lý chương trình Trade Marketing của bonbon shop, doanh nghiệp có thể cài đặt và phân chia ngân sách theo từng chương trình trưng bày sản phẩm khác nhau, phù hợp theo từng chiến dịch Trade Marketing, giúp doanh nghiệp kiểm soát được ngân sách và chi phí cho các hoạt động tiếp thị.
Với tính năng quản lý chương trình Trade Marketing, bonbon shop giúp doanh nghiệp FMCG triển khai hiệu quả các chương trình trưng bày sản phẩm, POSM. Tạo tiền đề hỗ trợ quá trình bán hàng cho các doanh nghiệp thuận lợi, cũng như gia tăng tốc độ trên đường đua giành thị phần.
Quý doanh nghiệp có mong muốn tối ưu hệ thống kênh phân phối, ĐĂNG KÝ NGAYđể nhận tư vấn hoặc tham khảo thêm nhiều tính năng khác của bonbon shop TẠI ĐÂY.